Làm thế nào để có nhiều trứng dế và cách chăm dế con mới nở

Dế mang lại nhiều công dụng về làm món ăn hay chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh…nên được nhiều người săn lùng mua trứng dế về ấp ra con. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, làm thế nào để có nhiều trứng dế và cách ấp trứng ra con. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Làm thế nào để có nhiều trứng dế?

Với điều kiện tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển quanh năm, nhưng nó đẻ nhiều trứng nhất vào mùa mưa. Với những kỹ thuật hiện đại hiện này thì nuôi dế mèn quanh năm sẽ có trứng dế:

1.1. Cách nhận biết dế chuẩn bị đẻ

Đến mùa sinh sản, dế đực sẽ cất tiếng gáy gọi dế cái. Sau khi chúng bắt đầu gáy 2-3 ngày thì dế cái và dễ đực vào thùng riêng để thụ tinh. Khi đó, bạn hãy xếp sẵn các khay chuẩn bị cho dế từ trước vào thùng.

Trứng dế màu trắng ngà như hạt gạo
Trứng dế màu trắng ngà như hạt gạo

Với những con dế cái thì bà con có thể quan sát hậu môn của chúng thường tiết chất nhầy trắng. Đây cũng là cách nhận biết dế cái đã đến mùa sinh sản. Thường khoảng 1-2 ngày đầu tiên thì dế cái sẽ đẻ rải rác, những quả trứng nhỏ, dài như hạt gạo, màu trắng ngà. Những ngày này, trứng có tỷ lệ nở thấp do ít được thụ tinh.

>>> Bạn có biết: Công thức nấu các món ngon từ cá chép đơn giản nhất

1.2. Dế sinh sản như thế nào?

Từ ngày đẻ thứ 3 trở đi thì trứng dế mới có khả năng ấp nở thành con. Bà con thường chọn thời điểm này để thu trứng về hàng ngày.

Dế thường đẻ vào ban đêm, cứ khoảng 6h tối thì bà con hãy đặt các khay cho dế đẻ vào thùng. Khi đó dế sẽ bu vào khay rồi đẻ trứng. Đến sáng hôm sau, khi dế đẻ xong thì bà con hãy thu khay trứng về và đánh số thứ tự. Khoảng 6h tối thì bạn đưa khay đẻ khác vào thùng nuôi dế sinh sản.

2. Kỹ thuật ấp trứng dế nở nhiều con

Sau khi thu trứng dế về thì bà con xếp lần lượt vào thùng ấp theo thứ tự trước sau rồi ghi ngày tháng ấp. Mỗi ngày, bạn nên nhấc khay trứng ra ngoài, lấy bình xịt phun sương một lượng nước vào khay trứng từ 1-2 lần giúp giữ ẩm cho đất.

Tuy nhiên khi phun đất thì tránh phun quá nhiều sẽ khiến trứng dễ bị ung chuyển từ màu trắng ngà sang màu đen hoặc nâu. Trường hợp trứng khô quá, không đủ độ ẩm thì trứng sẽ không nở được.

Với kỹ thuật nuôi dế nhiều năm, nhiệt độ thích hợp để trứng dế nở thành con trong vòng 24-25 độ C và được ấp trong khoảng thời gian 7-10 ngày thì chúng sẽ nở. Thường thì bạn sẽ phải nuôi dế sinh sản mùa đông khi thời tiết lạnh thì để nở được cần đến 15-20 ngày.

Sắp đến ngày trứng nở, bạn hãy đưa khay này vào thùng nuôi khác, xếp từ 1-2 khay trứng 1 thùng. Cần từ 5-7 ngày thì trứng sẽ nở hết và nở nhiều nhất ngày thứ 3. Trong quá trình nở sẽ thấy số lượng trứng trong thùng quá nhiều, khi đó phải chú ý việc san thùng.

Sau khi san bớt trứng sang thùng nuôi khác sẽ giúp giãn mật độ nuôi. Cần đảm bảo trong quá trình san phải có tính đồng đều, tách các con nở trước và nở sau ra. Bởi những con dế nở sau sẽ bị những con to tranh hết thức ăn và gầy còi hơn.

Lưu ý khi san thùng dế: Bà con không được dùng tay bắt sẽ khiến cho dế bị chết. Thay vào đó là nghiêng thùng 1 góc 90 độ, dế sẽ dồn xuống phía nghiêng. Khi đó những con lớn sẽ xông lên phía trước thì bạn hãy cùng tấm bìa carton để gạt nhẹ chúng sang thùng khác.

3. Cách chăm sóc dế con sau khi nở

3.1. Hướng dẫn chăm sóc dế con từ 1-30 ngày tuổi

Dế con sau khi nở từ trứng thường có màu trắng và chúng chỉ bằng con kiến gió. Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ thì chúng sẽ chuyển sang màu đen và hoạt động được. Khi dế con mới nở khoảng 10 ngày tuổi, bạn tránh đặt khay nước vào thùng nuôi dế, thay vào đó dùng bình xịt phun sương để tưới ẩm cho cỏ non.

Thời điểm từ 10-15 ngày tuổi, bà con có thể cho khay đựng thức ăn và khay nước vào cho dế ăn uống. Bên cạnh đó cần chú ý thay rửa khay ăn, khay uống của dế hàng ngày tránh bị vương vãi ra thùng nuôi. Thời điểm đó thì dế bắt đầu lột xác lần 1 để lớn hơn.

Khay ấp trứng dế giống
Khay ấp trứng dế giống

Đợi dế lớn dần thì bà con san ra thùng có kích thước lớn, tránh để mật độ nuôi quá dày. Nên chú ý quan sát thùng nuôi thường xuyên, trường hợp thấy con bị chân rụng, dập cánh hoặc bị chết quá dày thì phải san thùng ngay.

Theo kinh nghiệm nuôi trứng dế thì mỗi thùng nuôi cần chuẩn bị có đế với bán kính 40-50cm, cao 50-60cm như sau:

  • Mật độ 3.000-4.000 con với những dế con từ 1-10 ngày tuổi.
  • Mật độ 1.500-2.000 con với những dế từ 15-20 ngày tuổi.
  • Mật độ 500-700 con với con dế giai đoạn bắt đầu mọc cánh.

>>> Bạn có biết: Chùm ruột ngâm rượu có tác dụng gì? Cách làm rượu chùm ruột ngon

3.2. Chăm sóc dế con từ  30-45 ngày tuổi

Những chú dế con giai đoạn này thường ăn rất khỏe, và hoạt động nhiều, rất sung sức. Cần chú ý cung cấp đủ thức ăn cho dế hàng ngày, nhất là thức ăn tinh. Thời điểm này thì dế sẽ lột xác lần 2, và nhú ra cánh, đầu. Khi đó, bà con xếp thêm vào thùng nuôi dế rồi bắc nồi để dế leo trèo.

Ở giai đoạn này, những con dế khỏe mạnh sẽ được giữ lại làm giống bố mẹ và sản sinh ra lứa tiếp theo. Đối với bà con nuôi dế thương phẩm thì có thể xuất bán cho đơn vị thu mua.

Trường hợp nuôi dế thương phẩm thì bà con cần thu hoạch đúng cách, đúng thời điểm để tránh bị giảm chất lượng, bị chết bởi dế có vòng đời rất ngắn. Khi thu hoạch thì bà con cần phải dùng vợt nilon để bắt dế cho vào thùng với ít cỏ tươi, giúp rế trong quá trình vận chuyển sẽ không bị chết.

Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về cách ấp trứng dế và chăm sóc dế con sau sinh. Đừng quên theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Trứng ung được nhiều người yêu thích
Hoạt Động

Trứng ung ăn được không? Thực hư tác dụng trứng ung chữa bệnh

Trứng ung có ăn được không? Ăn trứng ung có tác dụng gì? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong những năm gần đây. Để giải đáp cụ thể hơn, các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới đây nhé. 1. Trứng ung […]

Read More
Hoạt Động

Phong trào nghệ thuật đường phố hiện nay như thế nào?

Nghệ thuật đường phố đang dần chiếm cảm tình của các công chúng. Các hoạt động biểu diễn mang đậm bản sắc tính cộng động như: hát, nhảy, các trò chơi dân gian …. Thông qua đó có thể giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Nghệ thuật đường phố: Trào lưu mới […]

Read More
Hoạt Động

Nhiều sinh viên “cắm phone” trong giờ học

Nghe nhạc trong giờ học – Thật không thể phủ nhận những lợi ích mà âm nhạc mang lại nhưng phải khẳng định việc nhiều sinh viên “cắm phone” trong giờ học là điều không nên. Âm nhạc có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người nói chung, sinh viên […]

Read More